Mụn nang là gì? Có tự hết không? 5 Cách trị mụn u nang tại nhà

Mụn nang lông là mụn trứng cá dạng viêm nặng nhất. Việc điều trị khá khó khăn và thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Mụn có thể để lại sẹo lõm khó hồi phục trên mặt.

I. Mụn nang là gì?

Mụn nang hay mụn u nang là dạng mụn “tồi tệ” nhất, chúng bắt đầu từ tình trạng viêm nhiễm sâu dưới lớp biểu bì và phát triển thành ổ viêm, áp xe. Mụn có chứa nhiều dịch mủ gây đau nhức trên diện rộng và thường để lại vết sẹo lõm sâu sau khi điều trị.

Mụn u nang là gì

Hình ảnh mụn u nang trên mặt

Khác với các loại mụn khác, mụn dạng nang có thời gian ủ bệnh lâu, điều trị khó khăn hơn và việc hồi phục tổn thương sau mụn cũng lâu hơn rất nhiều.

Đây là ổ vi khuẩn lớn, khi vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm cho các vùng da xung quanh, khiến da mặt bị nổi mụn nhiều hơn và tạo thành sẹo vĩnh viễn. Bởi vậy, việc nặn mụn nang là điều tối kỵ, tất cả phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Mụn ẩn là gì ? 10+ cách trị mụn ẩn nhanh, an toàn, hiệu quả!

II. Nguyên nhân bị mụn nang viêm 

Về cơ bản, nguyên nhân hình thành mụn u nang cũng giống như các loại mụn trứng cá khác, là do tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên.

Vi khuẩn, bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn không được làm sạch kịp thời sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây viêm nhiễm.

Cộng thêm sự thay đổi nội tiết tố từ bên trong khiến cho mụn phát triển nặng hơn.

Sự thay đổi hormone đột ngột đã gây ra rối loạn hoạt động điều tiết dầu trong cơ thể, khiến dầu trên da sản sinh ra nhiều hơn.

Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trên da hoạt động mạnh hơn dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Cụ thể hơn, các nguyên nhân gây ra ổ mụn nang viêm như sau:

– Sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, trong mỹ phẩm có thành phần gây bít tắc lỗ chân lông hoặc sử dụng mỹ phẩm sai cách.

– Da bị nhiễm corticoid.

– Do sử dụng một số thuốc như lithium, thuốc dùng điều trị trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực và một số thuốc chống động kinh.

– Sử dụng các phụ kiện có nhiễm khuẩn chạm lên da, ví dụ như băng đô, khẩu trang, miếng mút trang điểm…

– Nặn mụn bừa bãi, dụng cụ và tay không vệ sinh sạch sẽ.

– Hút thuốc lá.

– Sự thay đổi nội tiết do dậy thì ở độ tuổi thiếu niên, phụ nữ thay đổi nội tiết do mang thai, sau sinh, chu kỳ kinh nguyệt.

– Do di truyền.

III. Cách nhận biết mụn nang

Mụn trứng cá dạng nang thường có các đặc điểm như sau:

– Vị trí xuất hiện: Thường mọc ở mặt, cổ, lưng, ngực.

– Có hình dạng là các u viêm từng cục màu đỏ, bên trong có thể chứa mủ hoặc không. Nếu bên trong có mủ thường sưng to hơn.

– Mụn gây đau  nhức và ngứa rất khó chịu.

Ban đầu là các cục sưng đỏ, sau có thể chuyển thành mụn nang cứng. Sờ tay vào sẽ có cảm giác phập phều như chứa dịch bên trong.

Xem thêm: Mụn mủ

IV. Mụn nang có tự hết không? Có nên nặn không? 

Mụn u nang thường lưu lại trên khuôn mặt rất lâu và khó có thể tự hết nếu không có phương pháp xử lý đúng cách. Các mụn lớn thường phải sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Dù mụn nang có xấu xí, to cỡ nào thì bạn tuyệt đối không được nặn, phải kiểm soát bàn tay của mình, không được động vào nó, ngay cả là sờ nhẹ. Vì sao lại như vậy:

Mụn nang có tự hết không

Nặn mụn nang lớn sẽ để lại sẹo lõm

– Thứ nhất, tay bạn không phải lúc nào cũng sạch, việc sờ tay lên mụn có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

– Thứ hai, để loại bỏ được hết mụn, chúng ta cần loại bỏ cồi mụn. Nhưng hầu hết các mụn nang không nhân, không thấy cồi mụn, chúng nằm sâu dưới lớp biểu bì, rất khó để xử lý.

Hơn nữa, việc cố gắng lấy cồi mụn sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không lấy được cồi mụn thì da có thể tái viêm trở lại và tồi tệ hơn trước rất nhiều.

– Việc nặn mụn nang chắc chắn sẽ khiến da để lại sẹo lõm, rất khó lành.

Nặn mụn nhưng không lấy được nhân có thể khiến mụn nang viêm chuyển sang chế độ dormant, mụn này tồn tại rất lâu trên da của chúng ta.

>> Xem VIDEO B/S da liễu giải đáp những vấn đề về mụn <<

Video mụn nang là gì

V. Các cách trị mụn nang tại nhà an toàn, hiệu quả nhất

Việc điều trị mụn nang ở má cần có sự giúp đỡ của bác sĩ kết hợp với việc tự chăm sóc tại nhà. Điều trị đúng cách và đúng lúc có thể mang lại hiệu quả tốt, ngăn ngừa sẹo và tái phát mụn.

Đặc biệt, với loại mụn nang viêm nghiêm trọng (nổi sẩn cục trên mặt) và u nang, bạn nên nhờ các bác sĩ chuyên gia can thiệp vì khả năng để lại sẹo của nó là rất cao.

Hơn nữa, bạn cũng không dễ dàng mua được các loại thuốc sử dụng để điều trị mụn nang, vì nó đang được kiểm soát chặt chẽ.

Dưới đây là một số phương pháp để tham khảo:

1. Sử dụng gạc ấm

Phương pháp này có tác dụng giảm viêm, nhũ hóa bã nhờn bị kẹt trong lỗ chân lông để đẩy mụn tạo cồi nhanh hơn. Khi mụn đã có cồi, việc xử lý sẽ đơn giản và ít rủi ro hơn.

Phương pháp này phù hợp với mụn nang dạng nhẹ, kích thước nhỏ và nên các kết với các phương pháp khác.

Cách trị mụn nang tai nhà

Các thực hiện như sau:

– Sử dụng một miếng gạc y tế đã được tiệt trùng đặt vào nước ấm rồi đắp lên mặt cho đến khi gạc hết ấm thì lại nhúng nước ấm và tiếp tục đắp thêm nhiều lần.

– Chú ý: Nước không nên quá nóng, không nên ấm nhẹ quá, nên có độ ấm nóng vừa phải để tránh làm tổn thương da và có hiệu quả tốt.

– Nên gấp gạc để có độ dày như khăn, không nên đắp gạc quá mỏng.

2. Dùng thuốc trị mụn nang – Benzoyl Peroxide

Đây là một loại thuốc không kê đơn sử dụng để trị mụn trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, với mụn trứng cá nặng, nó chỉ là giải pháp tạm thời trong khi chờ điều trị chuyên khoa thôi.

Thuốc trị mụn nang viêm

Mụn nang và cách chữa trị từ Benzoyl Peroxide

Thuốc hoạt động dựa trên nguyên tắc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P.Acnes đồng thời phá vỡ mụn đầu đen, đầu trắng.

Benzoyl Peroxide có nhiều dạng khác nhau như kem, gel, dạng nước, có hoặc không chứa cồn, tùy vào loại da và tình trạng da mà chọn sản phẩm phù hợp. Với các sản phẩm có chứa cồn thường gây khô da, phù hợp với da dầu.

Thuốc có thể gây ra tình trạng kích ứng da, dị ứng hiếm gặp hơn nên trước khi sử dụng lên mặt cần thử lên vùng da khác.

3. Điều trị mụn nang bằng thuốc với Isotretinoin

Isotretinoin là thuốc kê đơn có tác dụng điều trị mụn nang. Đây là phương pháp trị mụn dạng viêm hiệu quả nhưng có tác dụng phụ và không được phép dùng cho phụ nữ mang thai.

4. Điều trị mụn u nang bằng thuốc corticosteroid

Corticosteroid hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là Corticoid, là loại thuốc kê đơn được các bác sĩ chỉ định cho nhiều trường hợp mụn khác nhau với mục đích  nhằm giảm viêm và ngăn ngừa để lại sẹo.

Vì là thuốc kê đơn nên cần phải có sự chỉ định và kê toa của bác sĩ.

Ngoài ra, thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nếu lạm dụng còn có thể gây bào mòn da, lệ thuộc thuốc, …

5. Cách chữa mụn nang từ thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có tác dụng làm ổn định hormone, từ đó giúp ức chế sản xuất bã nhờn, làm giảm mụn và ngăn ngừa tái phát. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Cách trị mụn u nang bã đậu

Xem thêm: Có nên uống thuốc tránh thai ngừa mụn không?

Trên đây là một số cách trị mụn u nang để bạn tham khảo. Các phương pháp sử dụng thuốc cần được tư vấn của bác sĩ.

VI. Biện pháp hạn chế và ngăn ngừa mụn nang hiệu quả

Các bước dưới đây giúp bạn phòng ngừa mụn nang phát triển và lan rộng trên da mặt:

– Làm sạch da vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi tập thể dục với cường độ cao. Nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ.

– Cố gắng không chạm tay lên da.

– Tránh để da mặt, đặc biệt là da mụn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nó có thể gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu tới da.

– Những người có da dầu nên gội đầu thường xuyên. Không nên để tóc cắm lên mặt.

Mụn nang không nhân

Làm sạch da ít nhất 2 lần/ngày là cách tốt để ngăn ngừa mụn nang dưới da hình thành và phát triển. 

– Đàn ông nên cạo râu cần lưu ý không nên làm xước da, hãy sử dụng loại dao cạo thoải mái nhất cho da.

– Nếu đã có tiền sử bị mụn nang, hãy chăm da mụn cẩn thận, đừng nặn mụn linh tinh.

– Vệ sinh các dụng cụ cá nhân sạch sẽ: Quần áo, chăn gối, khẩu trang, băng đô, dụng cụ trang điểm.

Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của mụn nang. Hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ và nhớ tuyệt đối không được tự nặn mụn nang các bạn nhé.

Rate this post

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.