Mụn nhọt là một vấn đề da liễu phổ biến, có thể xảy ra ở cả người trưởng thành, người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Những nốt mụn sưng to kèm theo mủ ở bên trong gây đau nhức và nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy mụn nhọt là mụn gì? Loại mụn này có gì khác biệt so với mụn thông thường? Làm cách nào để điều trị hiệu quả triệt để?
Mục Lục
- I. Mụn nhọt là gì?
- II. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt
- III. Các loại mụn nhọt thường gặp
- IV. 9+ cách trị mụn nhọt hiệu quả tại nhà
- 1. Cách điều trị mụn nhọt với tỏi
- 2. Phương pháp loại bỏ mụn nhọt sưng to bằng mật ong
- 3. Công thức đắp lá táo xóa mụn nhọt ở mặt
- 4. Cách tẩy mụn nhọt hiệu quả bằng kem đánh răng
- 5. Mẹo xẹp mụn nhọt với lá mồng tơi
- 6. Điều trị mụn nhọt sưng tấy với nha đam
- 7. Hút mụn nhọt hiệu quả bằng râm bụt
- 8. Cách chữa mụn nhọt bằng hạt đình lịch
- 9. Sử dụng dòng kem giúp loại bỏ mụn nhọt nhanh, hiệu quả
- V. Một số câu hỏi liên quan tới mụn nhọt
- VI. Cách phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả
I. Mụn nhọt là gì?
Trong tiếng Anh, mụn nhọt là Acne, đây là những nốt mụn có kích thước lớn trên da gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội.
Mụn nhọt hình thành và xuất hiện khi nang lông bị tắc nghẽn, gây nhiễm trùng và tổn thương lan rộng ra vùng da xung quanh.
Lúc này, tế bào bạch cầu sẽ tập trung di chuyển đến vùng da bị nhiễm trùng để chống lại tác nhân gây hại, điều này đã khiến cho nốt mụn bị sưng viêm và có mủ bên trong.
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất là ở các vùng da có nhiều lông tóc hoặc dễ bị tích tụ mồ hôi như đùi, bẹn, nách, cổ, khu vực sinh dục,…
Đa phần các nốt mụn này thường khá lành tính và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần khi mụn bị vỡ.
Tuy nhiên, nếu là nhọt độc thì bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
II. Nguyên nhân gây ra mụn nhọt
Nguyên nhân mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus Aureus (tụ cầu khuẩn) tấn công và gây viêm.
Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy trên da và bên trong mũi. Bên cạnh đó, nếu da bị tổn thương hoặc có vết thương hở thì những nốt mụn này cũng có thể hình thành.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn nhọt gồm:
– Tiếp xúc với người bị mụn nhọt.
– Mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hụt dưỡng chất, ăn đồ ăn có hại.
– Căng thẳng, stress kéo dài.
– Điều kiện và môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt không sạch sẽ.
– Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh trong thời gian dài.
– Các vấn đề da liễu khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, ví dụ như chàm, mụn trứng cá.
– Hệ miễn dịch bị suy giảm do các nguyên nhân khác nhau.
III. Các loại mụn nhọt thường gặp
Mụn nhọt được phân thành 2 loại chính là mụn lành và mụn độc. Dấu hiệu và biểu hiện của 2 loại mụn này sẽ khác nhau. Cụ thể:
1. Dấu hiệu mụn nhọt lành
– Sưng to và đau nhức ở vùng da bị mụn.
– Quan sát thấy mụn nhọt có hình dáng tương tự như mụn trứng cá.
– Các nốt mụn sẽ phát triển lớn dần với đường kính khoảng 5cm, kèm theo đó là triệu chứng sưng đỏ và có dịch mủ bên trong.
– Khi mụn chín, nhân mụn sẽ có đầy mủ trắng và tập trung ở vị trí chính giữa. Lúc này mụn rất dễ vỡ nếu bị tác động.
– Nếu bị vỡ, mủ bên trong sẽ chảy ra ngoài sau đó nốt mụn sẽ xẹp dần. Triệu chứng đau nhức cũng thuyên giảm.
2. Dấu hiệu mụn nhọt độc
– Nhọt độc có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu là bị mụnở háng, mách, bẹn, đùi…
– Mụn nhọt độc thường có kích thước lớn, mọc theo từng nhóm, gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội.
– Các nốt nhọt kết hợp với nhau để tạo thành ổ áp xe lớn phía bên dưới da.
– Mụn gây nhiễm trùng lan rộng trên da và ăn sâu vào bên trong biểu bì da. Ngay cả khi điều trị khỏi vẫn có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
– Khi mới hình thành, mụn gây ngứa ngáy tại chỗ, đau nhức khắp người, da dễ bị tổn thương…
– Ở những người có sức đề kháng yếu sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, sốt cao, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh,…
🔥🔥🔥Bạn có muốn biết thêm về: Mụn đầu đen
IV. 9+ cách trị mụn nhọt hiệu quả tại nhà
Mụn nhọt là vấn đề về da liễu rất dễ nhận biết và xử lý. Tuy nhiên, nếu mụn kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần chủ động thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách.
Trường hợp mụn lành, ít và mới xuất hiện, bạn có thể tham khảo một số cách chữa mụn nhọt tại nhà dưới đây:
1. Cách điều trị mụn nhọt với tỏi
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tỏi có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, kháng virus và sát trùng nhờ có chứa hoạt chất Allicin.
Hoạt chất này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, sưng và cải thiện lưu thông máu.
Có khá nhiều cách chữa mụn nhọt sưng tấy bằng tỏi bạn có thể sử dụng như:
– Giã nát 2-3 tép tỏi tươi rồi đắp lên nốt mụn.
– Đun nóng 1 tép tỏi và đặt vào vị trí da có mụn ít nhất trong 10 phút.
– Ăn khoảng 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày.
2. Phương pháp loại bỏ mụn nhọt sưng to bằng mật ong
Nhờ đặc tính kháng nhiễm trùng cao, nên mật ong thường được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của mụn nhọt, mụn trứng cá.
Người lớn và trẻ bị nổi mụn nhọt trên đầu đều có thể áp dụng cách làm tiêu mụn bằng mật ong như sau:
– Trộn đều 2 thìa cà phê mật ong với 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn rồi thoa đều hỗn hợp mật ong chanh lên.
– Để yên trên da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch da.
– Để cách làm xẹp mụn nhọt phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.
3. Công thức đắp lá táo xóa mụn nhọt ở mặt
Chữa mụn nhọt bằng lá cây là phương pháp dân gian truyền miệng được nhiều người tin dùng cho đến hiện nay.
Trong đó, lá táo được sử dụng nhiều nhất vì có chứa rất nhiều hoạt chất giúp chống sưng nề, hỗ trợ điều trị các ổ viêm nhỏ như nhọt và thành phần độc tố trong ổ viêm.
Theo đó, khi bị nổi mụn nhọt ở cổ, mu, chân, mặt hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thay vì cách nặn mụn bằng tay, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g lá táo tươi.
– Cách trị mụn nhọt tận gốc bằng lá táo:
+ Ngâm lá táo trong nước muối để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.
+ Vớt lá táo ra cho ráo nước rồi đem giã nát với chút muối tinh.
+ Sát trùng nốt mụn nhẹ nhàng rồi đắp hỗn hợp lá táo lên và dùng băng gạc băng cố định lại.
– Tần suất sử dụng:
Thực hiện mẹo trị mụn nhọt tại nhà bằng lá táo mỗi ngày 2 lần, đắp liên tục khoảng 2-3 ngày mụn sẽ tự rút mủ và tan biến.
Ảnh 7: Đắp lá táo xóa mụn nhọt ở mặt.
4. Cách tẩy mụn nhọt hiệu quả bằng kem đánh răng
Thành phần S. Pyrophosphate và Silica có tác dụng diệt khuẩn và, giảm sưng viêm.
Bên cạnh đó, kem đánh răng còn có baking soda với khả năng kiềm dầu khá tốt. Chính vì vậy, tìm kiếm bị mụn nhọt làm sao hết, bạn đừng bỏ qua kem đánh răng.
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 tuýp kem đánh răng ruột màu trắng.
– Cách trị mụn nhọt bị chai bằng kem đánh răng:
+ Rửa sạch và sát khuẩn vùng da bị mụn.
+ Thấm khô nhẹ nhàng rồi thoa kem đánh răng lên.
+ Giữ lưu lại trên da khoảng 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
– Tần suất sử dụng: Với phương pháp này, bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày.
– Lưu ý khi trị mụn nhọt ở mặt, mũi, nách, chân bằng kem đánh răng: Chỉ sử dụng kem đánh răng có ruột màu trắng; nên dùng kem đánh răng không chứa chất tẩy trắng; thử phản ứng trên đùi, cổ tay trước khi bôi lên vùng da mụn.
5. Mẹo xẹp mụn nhọt với lá mồng tơi
Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá mồng tơi khá lành tính và không chứa độc tố, tác dụng làm mát và thanh nhiệt, giải độc.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, hoạt chất Pectin trong lá mồng thời có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Ngoài ra, các dưỡng chất như vitamin, sắt, kẽm giúp hỗ trợ chữa lành các tổn thương trên da do mụn nhọt gây ra.
Do đó, nếu chưa biết bị mụn đắp lá gì khỏi, bạn hãy sử dụng lá mồng tơi và làm theo hướng dẫn sau:
– Nguyên liệu cần có: 1 nắm lá mồng tơi, muối biển.
– Cách chữa mụn nhọt sưng to bằng mồng tơi như sau:
+ Rửa sạch lá mồng tơi với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút.
+ Vớt mồng tơi ra cho ráo nước rồi đem giã nát với chút muối biển.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn nhọt rồi đắp hỗn hợp lá mồng tơi lên.
+ Để yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
– Tần suất sử dụng:
Với trị mụn nhọt ở mặt, mũi bằng lá mồng tơi, bạn nên thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần.
Thực hiện hút mủ mụn đều đặn hàng ngày cho tới khi chín và vỡ ra.
6. Điều trị mụn nhọt sưng tấy với nha đam
Nha đam có khả năng làm dịu da và trị mụn nhọt rất tốt nhờ thành phần Zinc, Chromium.
Đây là 2 loại muối có khả năng diệt khuẩn đồng thời tạo một lớp màng bảo vệ da giúp chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây mụn, ngăn chặn mụn lây lan sang các vùng da xung quanh.
Trị mụn nhọt sưng tấy với nha đam
Bên cạnh đó, nha đam còn chứa các khoáng chất và vitamin giúp hỗ trợ giảm đau, chăm sóc và nuôi dưỡng da, ngăn ngừa thâm, sẹo sau mụn.
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lá nha đam.
– Cách sơ chế nha đam:
+ Lá nha đam đem rửa sạch.
+ Gọt sạch vỏ, tách vỏ để lấy thịt gel nha đam ở nêm trong.
– Cách trị mụn sưng to bằng nha đam đơn giản như sau:
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn rồi đắp gel nha đam lên.
+ Để yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát.
– Tần suất sử dụng: Khi bị nóng gan nổi mụn nhọt hoặc nổi ở chân, trên mặt hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bạn nên đắp nha đam đều đặn 1 lần/ngày.
7. Hút mụn nhọt hiệu quả bằng râm bụt
Dân gian tin dùng lá râm bụt chữa mụn nhọt vì loại lá này có tính nhầy, nhớt nên hỗ trợ giảm sưng tấy khá tốt.
Hút mụn nhọt hiệu quả bằng râm bụt
Ngay cả các nốt mụn có mủ trắng ở bên trong, lá râm bụt cũng có thể hút mủ và làm khô cồi nhân mụn nhanh chóng.
– Nguyên liệu cần có: 5-10 lá râm bụt tươi.
– Cách trị mụn nhọt bằng lá râm bụt như sau:
+ Rửa sạch lá râm bụt với nước sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
+ Vớt lá râm bụt cho ráo nước rồi đem giã nát.
+ Vệ sinh vùng da có mụn rồi đắp lá râm bụt đã giã nhuyễn lên rồi lấy gạc y tế băng lại.
+ Để khoảng 3-4 tiếng thì gỡ bỏ rồi rửa sạch với nước. Bạn có thể đắp vào buổi tối trước khi đi ngủ rồi để qua đêm.
– Tần suất: Nên sử dụng lá râm bụt chữa mụn nhọt từ 1-2 lần/ngày.
8. Cách chữa mụn nhọt bằng hạt đình lịch
Cây đình lịch không thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến.
Nhưng hạt cây đình lịch lại có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đỏ khá tốt.
Chữa mụn nhọt bằng hạt đình lịch
Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đình lịch có đặc tính kháng sinh nên hút mủ rất tốt.
Chỉ sau vài lần đắp hạt đình lịch lên vùng da bị mụn, tình trạng sưng, viêm giảm đáng kể, mụn cũng xẹp và hết mủ.
Nếu không biết bị mụn nhọt phải làm sao, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 thìa cà phê hạt đình lịch.
– Cách trị mụn nhọt mới mọc bằng hạt đình lịch như sau:
+ Ngâm hạt đình lịch vào nước nóng cho nở ra. Khi chất nhầy được tiết ra, bạn chắt bỏ nước và ép hạt đình lịch thành một khối kết dính.
+ Vệ sinh vùng da bị mụn sạch sẽ rồi đắp hạt đình lịch lên.
+ Dùng băng gạc cố định lại và để yên trong 4 tiếng. Hết thời gian, bạn tháo bỏ băng và rửa sạch bằng nước ấm.
– Tần suất sử dụng: Nên thực hiện đều đặn 1 lần/ngày. Bạn có thể sử dụng hạt đình lịch để trị mụn nhọt trên mặt, ở nách, tay, mông hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều được.
Lưu ý: Các cách trị mụn nhọt ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.
9. Sử dụng dòng kem giúp loại bỏ mụn nhọt nhanh, hiệu quả
Cách trị mụn nhọt ở trẻ em và người lớn bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà chỉ hỗ trợ giải quyết được một phần vấn đề.
Để điều trị mụn an toàn và hiệu quả, không gây các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm, bạn nên tham khảo và sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên biệt và hiện đại hơn.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm kem trị mụn hiệu quả và an toàn lành tính được bác sĩ da liễu khuyên dùng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến kem ngừa mụn thiên nhiên Yoosun Acnes.
Kem Yoosun Acnes giúp làm giảm, xẹp mụn nhanh
Các thành phần chính trong kem ngăn ngừa mụn Yoosun Acnes gồm: chiết xuất hoa cúc Tâm tư, chiết xuất rễ cây Ngưu bàng và chiết xuất Rau má.
Ngoài ra, còn có một số thành phần thảo dược tự nhiên khác như: chiết xuất rễ cây địa hoàng, chiết xuất lá neem, chiết xuất quả lê lên men, chiết xuất diếp cá, chiết xuất vỏ cây hoàng bách…
Với các thành phần vừa nêu ở trên, sản phẩm có tác dụng: giảm sưng, đau và đỏ; gom cồi và làm khô nhân mụn; làm giảm mụn, giúp mụn xẹp nhanh đồng thời ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển.
Bên cạnh đó, kem Yoosun Acnes còn giúp tăng tổng hợp collagen, kích thích lên da non, ngăn ngừa và làm mờ thâm, sẹo.
Kem Yoosun Acnes phù hợp cho mọi loại da, kể cả làn da khô, da da dầu mụn và nhạy cảm. Bạn nên thoa kem đều đặn 2 – 3 lần/ngày để đạt kết quả như mong muốn.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm kem ngừa mụn Yoosun Acnes, hãy liên hệ với tổng đài 18001125 (miễn phí cước) để được dược sĩ giải đáp trực tiếp và chi tiết.
V. Một số câu hỏi liên quan tới mụn nhọt
Dưới đây là một số thắc mắc và câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề mụn nhọt:
1. Mụn nhọt có lây không?
Mụn nhọt có thể lây lan sang các vùng da xung quanh nếu bạn nặn, gãi hoặc chạm vào vùng da bị nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể bị lây nhiễm nếu dùng chung khăn, mặc chung quần áo hoặc các đồ dùng cá nhân khác với người bị mụn.
2. Mụn nhọt bị vỡ thì phải làm sao?
Nếu đang thắc mắc nên làm gì khi mụn bị vỡ , bạn hãy tự sơ cứu theo hướng dẫn sau:
– Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng cồn để sát khuẩn. Đảm bảo tay sạch khuẩn để tránh nhiễm khuẩn từ tay vào vùng da có vết thương hở.
– Dùng tay hoặc lót một miếng bông gạc sạch ấn nhẹ vùng da xung quanh bị nốt mụn để đẩy hết mủ ra ngoài.
– Sau khi nặn hết mủ ra ngoài, bạn cần dùng một miếng gạc vô trùng thấm dung dịch sát khuẩn để vệ sinh sạch sẽ vùng da vừa nặn.
3. Khi nào nên tới các cơ sở y tế để điều trị mụn nhọt?
Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu hay nổi mụn nhọt kèm theo các triệu chứng dưới đây:
– Mụn xuất hiện ở những vị trí nhiều dây thần kinh như: Ở mặt, mụn ngứa ở háng, sau gáy, ở mu, trên đầu, hậu môn.
– Kích thước mụn nhọt càng ngày càng lớn.
– Mụn nhọt gây đau nhức dữ dội.
– Sốt cao.
– Cơ thể nổi mẩn đỏ.
– Vị giác thay đổi.
– Rối loạn nhịp tim.
– Mụn thường tái đi tái lại.
VI. Cách phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả
Ngay cả khi điều trị thành công, mụn nhọt vẫn có thể tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây:
– Giặt đồ dùng cá nhân, quần áo bằng nước nóng để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Sau đó tiếp tục phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
– Nếu trên da có vết thương hở, hãy đảm bảo che chắn và bảo vệ cẩn thận cho tới khi da lành hẳn.
– Không sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác.
– Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân trong gia đình mà tay hay tiếp xúc như bồn tắm, nắm cửa, bàn ghế, bồn vệ sinh…
– Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học giúp nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào, cay nóng.
– Uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
– Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; tránh căng thẳng, mệt mỏi.
– Ngủ đúng giờ (trước 23 giờ) và đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày).
Khi mụn mới hình thành, bạn cần đưa ra cách xử lý đúng đắn và kịp thời để hạn chế xảy ra biến chứng và giảm tốn thương trên da.
Nếu mụn không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 tuần, bạn nên đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề mụn nhọt, hãy liên hệ với tổng đài 18001125 (miễn phí cước) để được dược sĩ giải đáp trực tiếp và chi tiết.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.