Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn nội tiết dứt điểm

Mụn nội tiết xuất hiện là do sự thay đổi nội tiết tố. Vì thế, việc chăm sóc da từ bên ngoài không thể điều trị mụn tất gốc. Bạn cần can thiệp từ bên trong, giúp cho nội tiết ổn định trở lại. Lúc đó, mụn nội tiết mới ngừng làm phiền bạn.

I. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là dạng mụn xuất hiện do sự thay đổi bất thường của nội tiết tố bên trong cơ thể. Mụn nội tiết xuất hiện nhiều ở lứa tuổi dậy thì. Ngoài ra, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải.

Nữ giới dễ mắc mụn nội tiết hơn nam giới. Vì chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới sẽ dẫn đến thay đổi nội tiết tố.

Mụn nội tiết có thể hình thành ở nhiều dạng khác nhau như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn bọc…

Vị trị mụn nội tiết trong giai đoạn dậy thì và trưởng thành không giống nhau:

– Ở lứa tuổi dậy thì: Mụn nội tiết hay mọc ở vùng chữ T (trán, sống mũi).

– Ở độ tuổi trưởng thành: Mụn sẽ mọc ở các khu vực phía dưới của khuôn mặt như cằm, mép,…

Mụn nội tiết là gì

Mụn nội tiết tố có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt

II. Tại sao bị mụn nội tiết?

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra mụn nội tiết là do rối loạn hormone trong cơ thể. Dưới đây là một số lý do khiến cơ thể bị rối loạn hormone:

– Thanh niên bước vào giai đoạn dậy thì.

– Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.

– Thường xuyên thức khuya, căng thẳng và stress kéo dài cũng khiến nội tiết tố thay đổi.

–  Cơ thể chứa nhiều độc tố trong quá trình bổ sung thực phẩm.

– Người sử dụng rượu bia, chất kích thích thường xuyên.

– Lạm dụng thuốc tránh thai.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

– Nữ giới mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

III. Dấu hiệu bị mụn nội tiết ở nam và nữ

Mụn nội tiết thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm mụn nội tiết, cần có sự ổn định hormone từ bên trong cơ thể. Vì thế, chúng ta cần nhận biết chính xác mụn nội tiết để có thể điều trị dứt điểm.

Khi có những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đang bị mụn nội tiết đấy: 

– Mụn xuất hiện rất nhiều ở xương hàm, cằm, sống mũi: Đây là các vị trí tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Trong khi đó, rối loạn nội tiết tố sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Đặc biệt, ở khu vực tập trung nhiều tuyến bã nhờn, mụn càng tấn công mạnh mẽ.

– Đều đặn mỗi tháng, mụn xuất hiện 1 lần: Dấu hiệu này gặp chủ yếu ở nữ giới. Vì mỗi tháng, các bạn nữ sẽ hành kinh một lần. Và trong giai đoạn đó, nội tiết tố thường không ổn định.

– Mụn mọc ở độ tuổi 20 – 30 của nữ giới: Ở độ tuổi này, nếu bạn đã vệ sinh da mặt sạch sẽ nhưng vẫn mọc mụn, có thể bạn đang bị mụn nội tiết. Bởi vì, tầm 20 – 30, nữ giới bước vào giai đoạn sinh sản nên nội tiết tố sẽ có nhiều thay đổi.

–  Mụn mọc sau 1 thời gian bạn thường xuyên thức khuya và có nhiều căng thẳng: Khi căng thẳng, stress kéo dài, nội tiết tố sẽ bị rối loạn, khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ dàng sinh ra mụn.

– Thường xuyên xuất hiện dạng mụn bọc, nang lớn: Mặc dù có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng đa phần mụn nội tiết vẫn là mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm. Sau 1 thời gian điều trị, mụn sẽ tái phát lại ở các vị trí cũ.

Dấu hiệu mụn nội tiết nam nữ

Mụn nội tiết thường là những nốt mụn bọc lớn, sưng đau.

IV. Mụn nội tiết có nên nặn không?

Không riêng gì mụn nội tiết, mà với bất kỳ loại mụn nào, bạn cũng KHÔNG nên tự ý nặn mụn. Nặn mụn không đúng cách sẽ phá vỡ biểu bì da và làm tổn thương nặng hơn.

Thêm nữa, nếu bạn không vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn sạch sẽ, vi khuẩn sẽ tấn công, có thể gây nhiễm trùng.

Bị mụn nội tiết có nên nặn không

Không nên tự ý nặn mụn nội tiết hay bất kỳ loại mụn nào khác.

V. Mụn nội tiết có chữa được không?

Có thể chữa được mụn nội tiết tố, nếu bạn phát hiện mụn sớm và áp dụng phương pháp phù hợp, mụn sẽ khỏi. Tất nhiên là sẽ mất nhiều thời gian hơn các loại mụn trứng cá thông thường.

Ngược lại, khi mụn đã quá nặng, có thể xuất hiện thêm biến chứng đinh râu, sưng nhọt, viêm đau, bạn nên đến gặp chuyên gia da liễu có uy tín để thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

VI. Cách trị mụn nội tiết ở nam & nữ

1. Điều trị mụn nội tiết bằng thuốc uống

Nếu bạn muốn sử dụng thuốc tây y để điều trị mụn nội tiết nam và nữ, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn.

Hiện nay, có các loại thuốc chữa mụn nội tiết phổ biến nhất là:

– Thuốc điều trị toàn thân: được chỉ định sử dụng cho trường hợp mụn trứng cá nặng như thuốc kháng sinh, dẫn xuất của vitamin A isotretinoin. 

Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ có ý định mang thai trong vòng 6 tháng tới vì có thể gây quái thai. Ngoài ra, thuốc còn gây rối loạn hormone sinh dục. Vì thế, thuốc chỉ được chỉ định cho phụ nữ đã trưởng thành.

– Thuốc cân bằng nội tiết tố: Thuốc tránh thai hàng ngày có thể giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng trong 1 thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Vì thế, hãy nhờ bác sĩ tư vấn thật kỹ trước khi sử dụng. Ngoài ra, một số loại thuốc cân bằng nội tiết tố khác cũng có thể sử dụng cho cả nam giới.

Tham khảo thêm bài viết: [Giải đáp] Có nên uống thuốc tránh thai ngừa mụn không?

2. Uống rau diếp cá trị mụn nội tiết

Bạn lấy 1 nắm rau diếp cá vừa đủ, đem rửa sạch rồi ngâm nước muối thêm 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn. Sau đó, bạn vớt rau diếp cá ra, để ráo nước rồi xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.

Uống rau diếp cá trị mụn nội tiết tại nhà

Nước ép rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và kháng khuẩn.

Bạn uống nước diếp cá hàng ngày để thanh lọc cơ thể, tiêu viêm và kháng khuẩn. Nhớ duy trì cách trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên đều đặn trong vòng 2 – 3 tuần để thấy được kết quả rõ rệt nhé.

Tìm hiểu kỹ hơn về cách trị mụn bằng rau diếp cá TẠI ĐÂY

3. Kinh nghiệm trị mụn nội tiết bằng bột sắn dây

Bạn chuẩn bị 200ml nước đun sôi để nguội. Sau đó hòa tan 2 thìa bột sắn dây, có thể thêm 1 chút đường và 1 chút chanh để dễ uống.

Tốt nhất, bạn nên áp dụng cách trị mụn nội tiết từ bên trong này vào buổi sáng hoặc buổi trưa để không làm hại thận. Sử dụng nước sắn dây đều đặn không chỉ giúp da bạn giảm mụn nội tiết tố mà còn nuôi dưỡng làn da trắng sáng, khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Cách trị mụn nội tiết bằng bột sắn dây

Nước bột sắn dây thường xuyên được dùng để trị mụn nội tiết

4. Điều trị mụn nội tiết bằng rau má

Bạn chuẩn bị khoảng 200g rau má. Sau đó, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến, bạn cho rau má, 1,5 lít nước và 1 muỗng canh mật ong và máy xay sinh tố xay nhuyễn.

Bạn lọc lấy nước rau má, cất vào trong bình thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. 

Bạn có thể sử dụng nước rau má theo đợt khoảng 2 tuần để điều trị mụn nội tiết.

Điều trị mụn nội tiết bằng rau má

Nước rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên giúp giảm mụn nội tiết.

Xem thêm bài viết: Cách trị mụn bằng rau má

5. Cách trị mụn nội tiết ở nữ, nam từ lá mướp 

Được biết lá mướp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm sưng tấy và ngăn ngừa mụn trứng cá quay trở lại. Vì thế, bạn có thể sử dụng lá mướp để tác động mụn nội tiết từ bên ngoài.

Bạn chỉ cần rửa sạch lá mướp non, sau đó giã nhuyễn, lấy nước đắp lên mặt. Thực hiện như vậy 2-3 lần/ ngày cho đến khi mụn khỏi hoàn toàn.

Cách trị mụn nội tiết dứt điểm

Lá mướp thường được dùng để đắp lên các nốt mụn nội tiết.

6. Dùng mướp đắng để trị mụn nội tiết tại nhà

Bạn có thể sử dụng mướp đắng để hỗ trợ điều trị mụn nội tiết vì mướp đắng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn.

Bạn có thể lấy lá mướp đắng, đem rửa sạch, đun sôi rồi giã nát để đắp lên mụn nội tiết ngày 2 – 3 lần. Thực hiện như vậy cho đến khi mụn khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu canh mướp đắng hoặc uống sinh tố mướp đắng để trị mụn nội tiết.

Cách chữa mụn nội tiết

Mướp đắng là nguyên liệu trị mụn nội tiết nổi tiếng

thể bạn quan tâm: Sự thật về cách trị mụn ẩn dưới da bằng mướp đắng

7. Cách chữa mụn nội tiết bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ có chứa các thành phần giúp cải thiện chức năng của gan, giúp ngăn ngừa mụn nội tiết tố.

Để trị mụn nội tiết bằng cây chó đẻ, bạn chỉ cần mang cây chó đẻ phơi khô. Sau đó, bạn sắc lấy nước uống hàng ngày để ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển.

Điều trị mụn nội tiết bằng thiên nhiên

Bạn có thể phơi khô lá chó đẻ rồi sắc lấy nước uống hàng ngày

Nhìn chung các phương pháp điều trị mụn nội tiết bằng lá nam rất đơn giản và không tốn kém. Hiệu quả của các phương pháp này mang lại cũng khá tốt đối với mụn nội tiết dạng nhẹ.

Tuy nhiên, khi áp dụng, bạn cần phải kiên trì thực hiện 1 cách đều đặn. Trong trường hợp mụn nặng, các phương pháp dân gian có thể không có tác dụng như mong muốn.

>> VIDEO Hương Witch chia sẻ cách hết mụn “sạch – sành -sanh” 

Video kem trị mụn nội tiết

VII. Người bị mụn nội tiết nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể tác động đến tình trạng mụn nội tiết. Vì thế, hãy cẩn trọng 1 chút trong việc lựa chọn thực đơn mỗi bữa ăn bạn nhé!

1. Nên ăn gì trị mụn nội tiết?

Bạn nên đưa vào thực đơn của mình các loại thực phẩm dưới đây vì chúng có thể giúp mụn nội tiết thuyên giảm:

– Thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega 3

– Trà xanh: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng cho da.

– Một lượng vừa đủ hàu: Chứa nhiều kẽm nên tốt cho da mụn.

– Thực phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua, kim chi, tảo, socola đen: Giảm viêm và cải thiện tình trạng mụn.

– Tăng cường rau củ và trái cây: Giúp giảm nhờn cho da và có thể kháng viêm, sưng.

Bị mụn nội tiết nên ăn gì

Người bị mụn nội tiết nên sử dụng thực phẩm giàu axit béo Omega 3.

2. Người bị mụn nội tiết không nên ăn gì?

Nếu bạn đang bị mụn nội tiết tấn công, bạn nên kiêng sử dụng các thực phẩm sau đây:

– Đường: Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm rối loạn nội tiết tố.

– Thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ đông lạnh

– Thực phẩm cay, nóng, đồ uống có gas, có chất kích thích.

Như vậy, chúng ta đã biết cách nhận biết và điều trị mụn nội tiết hiệu quả rồi. Hi vọng tình trạng mụn nội tiết sẽ sớm chấm dứt, trả lại cho bạn làn da mịn màng, sáng khỏe.

Rate this post

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.