Mụn bọc bị chai, sần là điều khiến cho nhiều bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, mất tự tin. Những nốt mụn này thường rất khó biến mất, mặc dù được điều trị bởi rất nhiều phương pháp khác nhau. Vậy lý do khiến mụn chai xuất hiện là gì? Có cách khắc phục nào để chúng mình có thể “Vĩnh biệt” các nốt mụn này? Tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Mục Lục
I. Nguyên nhân của tình trạng mụn bọc bị chai
Theo nhận định từ các chuyên gia, mụn chai chỉ là một giai đoạn tiến triển nặng chứ không phải là một loại mụn. Loại mụn này cần phát hiện để điều trị kịp thời để tránh trở thành sẹo, vết thâm gây mất thẩm mỹ cho da mặt.
Theo các chuyên gia da liễu, mụn bọc trở thành mụn chai có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
– Điều trị mụn bọc không đúng cách: Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách khiến da mất đi khả năng thải độc, thanh lọc. Ngoài ra, việc chậm trễ trong việc điều trị mụn bọc cũng khiến da bị viêm nốt mụn bị chai, sần.
– Chăm sóc da mặt không đúng cách: Trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ làm nốt mụn trở nên nặng hơn.
– Tác động xấu đến da khiến mụn bị chai: Thói quen sờ tay lên mụn, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ) không hợp lý khiến khả năng đề kháng của da bị suy giảm.
– Do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, nắng, bụi,… khiến cho mụn bị chai sần, mụn bị chai thâm.
II. Biểu hiện của mụn bị chai cứng dưới da
Việc nốt mụn bị chai cứng thường rất dễ để phát hiện, cụ thể, bạn có thể nhận biết thông qua các đặc điểm sau đây:
– Về hình dạng:
+ Mụn bọc bị chai thường nhô lên bề mặt da, nhìn thấy rõ nhưng không phát triển về kích thước.
+ Phần nhân mụn ẩn sâu dưới da nên khó thấy được bằng mắt thường.
+ Màu sắc chúng có thể như màu da thường hoặc thâm sạm hẳn so với bề mặt.
– Về cảm giác:
+ Sờ vào thấy xơ, cứng.
+ Nếu phản ứng viêm của mụn vẫn đang diễn ra bên trong, khi sờ vào, bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhức và hơi mềm mềm một chút.
+ Tuy nhiên, nếu là mụn bọc bị chai lâu năm, sờ vào sẽ không thấy đau nhưng rất cứng và trơ.
III. Mụn bọc bị chai cứng lâu năm phải làm sao?
Mụn chai có thể xuất hiện trên da vài tuần, vài tháng hoặc cả năm, ở bất cứ ai và bất kỳ nơi đâu như: Mặt, cổ, lưng hay cả ở mông. Nếu như không được xử lý đúng cách, mụn có thể chuyển thành sẹo hoặc vết thâm rất khó xử lý sau này.
Cách tốt nhất để loại bỏ mụn bị chai là điều trị càng sớm càng tốt, nếu để lâu, mụn càng cứng đầu và khó xử lý. Dưới đây là một số phương pháp xóa bỏ mụn bọc bị chai, giúp bạn sớm loại bỏ sớm được những nốt mụn này.
1. Xử lý mụn bọc bị chai sần bằng chanh tươi
Các thành phần axit, vitamin P trong quả chanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp loại bỏ tế bào da chết, làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn trên da hiệu quả. Bởi vậy, đắp mặt nạ bằng chanh có thể giúp đẩy mụn chai rất tốt.
Cách xử lý mụn chai bằng chanh khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu: Chanh, mật ong.
Thực hiện:
– Vắt chanh lấy nước cốt rồi với mật ong theo tỉ lệ có thể cân đối với từng loại da.
– Da nhờn, da hỗn hợp có thể dùng tỉ lệ 2:1 (chanh: mật ong), da thường, da khô có thể sử dụng tỉ lệ 1:1.
– Làm sạch da, bôi hỗn hợp lên những nốt mụn chai, hoặc vùng da có mụn bị chai.
– Để nguyên trong vòng 15 phút rồi rửa mặt lại bằng nước ấm.
Để mang lại hiệu quả nhanh chóng, bạn nên sử dụng đều đặn 3-4 lần/tuần và sử dụng vào buổi tối.
Mụn bị chai có độ lì hơn mụn thường nên bạn cần phải dùng kiên trì một thời gian mới có tác dụng. Da nhạy cảm cần cân nhắc khi sử dụng vì chanh có hàm lượng axit khá cao.
🏵️🏵️🏵️Tìm hiểu ngay: Các phương pháp trị mụn hiệu quả bằng chanh
2. Mẹo trị mụn chai bằng rau diếp cá
Cách xử lý mụn bọc bị chai với diếp cá khá an toàn vì đây là một loại thảo dược trong thiên nhiên có tính mát, kháng khuẩn và chống viêm tốt.
Bên cạnh đó, diếp cá cũng khá lành tính nên chúng được chị em sử dụng để làm đẹp da bằng cách đắp mặt hoặc uống.
Thành phần của diếp cá được sử dụng trong một số sản phẩm xóa mụn trên thị trường như Yoosun Acnes hay Yoosun rau má dành cho em bé.
Các bước xử lý mụn bị chai bằng rau diếp cá bao gồm:
– Rau diếp cá chọn lá bánh tẻ là tốt nhất.
– Rửa sạch rau sau đó để ráo nước.
– Dùng chày giã nát hoặc xay nhuyễn trong máy xay, có thể cho một xíu nước vào cùng.
– Làm sạch da mặt.
– Dùng hỗn hợp đắp lên vùng mụn, phần nước và bã còn thừa có thể sử dụng cho các vùng da khác trên mặt để làm đẹp da.
– Thư giãn trong vòng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch, kết thúc bằng nước lạnh.
Phương pháp này phù hợp với tất cả các loại da. Tốt nhất nên sử dụng vào buổi tối và có thể đắp lên mụn chai 3-5 lần/tuần để nhanh có hiệu quả.
3. Dùng nha đam trị mụn bị chai, thâm
Mụn bị chai thâm dùng nha đam vừa có khả năng dưỡng da, giúp da trắng đẹp, làm mờ về thâm vừa hỗ trợ trị mụn, kháng viêm tốt nhờ axit folic cùng các vitamin A, B, C, E và các khoáng chất khác.
Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng ngăn ngừa mụn phát triển và se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Đắp mặt bằng nha đam giúp trị mụn chai cứng đầu.
Cách trị mụn bọc bị chai tại nhà với nha đam đơn giản như sau:
– Cắt một miếng nha đam đủ dùng, loại bỏ vỏ xanh lấy phần trong (Có thể rửa lại bằng nước để loại bỏ hết nhựa, để ráo).
– Rửa sạch da mặt.
– Cắt một miếng nha đam đắp lên vùng mụn bị chai trong vòng 15-20 phút.
– Bạn có thể sử dụng nha đam để bôi lên các vùng da còn lại để trong vòng 10-15 phút.
– Rửa sạch mặt bằng nước ấm rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Nha đam phù hợp với hầu hết tất cả các loại da (Nếu là da nhạy cảm, bạn có thể thử 1 ít lên da tay trước khi dùng).
Tốt nhất, bạn nên sử dụng từ 3-5 lần/tuần cho vùng da bị chai để có hiệu quả nhanh chóng hơn. Nếu nha đam còn nguyên lá, bạn nên cắt bỏ 1 phần ở phần gốc để nhựa vàng chảy ra hết trước khi sử dụng.
4. Xử lý mụn chai bằng kem đánh răng
Nếu trong nhà không có những nguyên liệu như trên, bạn có thể nhanh trí sử dụng một chút kem đánh răng đang dùng cho vùng da mụn này.
Kem đánh răng có triclosan, hoạt chất giúp diệt khuẩn tốt. Ngoài ra, còn có hydroperoxide hay baking soda giúp làm khô mụn nhanh.
Trị mụn bọc bị chai bằng kem đánh răng khá đơn giản:
– Bạn chỉ cần rửa sạch da mặt, rồi bôi kem đánh răng lên nốt mụn bị chai.
– Sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm và nước lạnh sau 15 phút.
Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt với mụn bị chai sần.
Lưu ý: Không sử dụng kem đánh răng cho các vùng da khác trên mặt.
IV. Cách lấy mụn chai sần đơn giản tại nhà
Cách trị mụn chai dưới da này chỉ nên sử dụng khi mụn đã khô và gom cồi, tuyệt đối tránh các nốt mụn bọc còn đau nhức.
Nếu trị hay nặn mụn chai tại nhà, bạn chỉ nên áp dụng khi các nốt mụn đã khô, gom cồi, tuyệt đối không được nặn các nốt mụn bọc mới xuất hiện.
Để đều trị hiệu quả các nốt mụn bị chai, bạn cần thực hiện qua 4 bước sau:
Bước 1: Làm sạch mặt và vùng mụn
Trước khi nặn bất kỳ một loại mụn nào, bạn đều phải làm sạch da, đặc biệt là vùng mụn. Bước này có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm cho da trong và sau khi nặn.
Bước 2: Xông hơi da mặt
Xông hơi da giúp lỗ chân lông nở to và dễ lấy đi nhân mụn hơn, đồng thời làm sạch lỗ chân lông trên da.
Trong cách lấy mụn bọc bị chai cũng vậy, bạn có thể xông hơi da đơn giản bằng một bát nước nóng khoảng 70-80 độ, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu như: Oải hương, cam, buổi, tràm trà,….
Trong quá trình xông da, da mặt chỉ cần cảm thấy hơi ấm là được, tốt nhất là để cách bát 25-30 cm (Nếu thấy nóng hãy để mặt cao hơn hoặc cho thêm một chút nước lạnh).
Xông khoảng 7-10 phút rồi để da khô tự nhiên.
Bước 3: Tiến hành nặn mụn chai
Mụn chai cứng dưới da thường khó lấy hơn những loại mụn thường. Do đó, bạn cần sự hỗ trợ của một cây nặn mụn đã được sát khuẩn bằng cồn 70 độ.
Ngoài ra, trong quá trình nặn mụn, bạn có thể sử dụng tới bông gòn để lau máu, làm sạch da với nước muối sinh lý để sát khuẩn da ngay sau khi nặn mụn. Trước khi nặn mụn, bạn cần rửa tay bằng xà phòng.
Để nặn mụn hiệu quả, chúng ta nên chọn khu vực có ánh sáng tốt.
+ Trước tiên, dùng cây nặn mụn đâm vào đỉnh mụn để tạo một lỗ nhỏ cho cồi mụn dễ chồi lên.
+ Sau đó, dùng tay đẩy từ từ nhẹ nhàng theo hướng lên trên xung quanh vùng mụn để cồi mụn nhô lên dần dần.
+ Khi cồi mụn đã lên hết chân, tiếp tục nặn thêm một chút nữa để máu độc đẩy ra ngoài, giúp giảm thâm sau trị mụn.
+ Lau sạch vùng da vừa nặn bằng bông gòn và nước muối sinh lý.
+ Cuối cùng, bạn rửa sạch tay và dụng cụ đã nặn mụn.
Bước 4: Chăm sóc da sau mụn
Vùng da vừa nặn mụn cần được chăm sóc đặc biệt. Tốt nhất nên tránh bụi bẩn, nắng để không bị nhiễm khuẩn và kích thích da.
Sau khi vị trí nặn mụn đã kín miệng, bạn nên áp dụng các phương pháp chăm sóc da để tránh bị thâm sẹo.
V. Một số lưu ý sau khi trị mụn bọc bị chai
Sau khi trị mụn bọc bị chai, chúng ta nên ăn uống khoa học và uống đủ nước để hỗ trợ vùng da sau mụn nhanh lành và không để lại thâm sẹo:
– Uống đủ 2 lít nước một ngày.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
– Tránh các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích hoặc đồ uống chứa cồn để tránh da bị thâm sạm.
– Ngủ nghỉ hợp lý: Nên đi ngủ sớm trước ít nhất 11 giờ, không nên thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
– Vệ sinh dụng cụ cá nhân sạch sẽ: Các dụng cụ trang điểm, khẩu trang, chăn gối hay những vật dụng khác chạm vào da mặt cần được vệ sinh thường xuyên để tránh gây viêm nhiễm cho da.
– Bỏ thói quen sờ tay lên mặt, nặn mụn khi chưa chín.
– Bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ từ nghệ, sữa tươi, bơ, nha đam… để da nhanh lành và không để lại sẹo.
⚠️⚠️⚠️Bạn có quan tâm: Nặn mụn xong nên và không nên làm gì?
Trên đây là nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị, chăm sóc da khi có mụn bọc bị chai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn xử lý những nốt mụn chai đáng ghét một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.